Dự Đoán Miền Nam

Từ ngày mai 1.11, TP.Thủ Đức (TP.HCM) bắt đầu th&aacu xổ số miền nam chủ nhật

【xổ số miền nam chủ nhật】Nỗi lo bữa ăn bán trú: Cần có các cuộc kiểm tra đột xuất

Từ ngày mai 1.11,ỗilobữaănbántrúCầncócáccuộckiểmtrađộtxuấxổ số miền nam chủ nhật TP.Thủ Đức (TP.HCM) bắt đầu tháng cao điểm kiểm tra đột xuất cơ sở cung cấp suất ăn bán trú, bếp ăn tập thể, căn tin, dịch vụ ăn uống trường học trên địa bàn TP.Thủ Đức.

Cần có các cuộc kiểm tra đột xuất - Ảnh 1.

Bên trong một công ty cung cấp suất ăn bán trú được đoàn kiểm tra liên ngành TP.Thủ Đức, TP.HCM kiểm tra ngẫu nhiên vào cuối tháng 10

ĐOÀN KIỂM TRA CUNG CẤP

KIỂM TRA CẢ VỀ AN TOÀN VÀ DINH DƯỠNG BỮA ĂN

Theo nội dung tại "Kế hoạch kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể, căn tin, dịch vụ ăn uống trong trường học trên địa bàn TP.Thủ Đức năm học 2023 - 2024 của UBND TP.Thủ Đức, TP.HCM" ban hành chiều qua 30.10, nhiều đối tượng được kiểm tra thời gian này. Đoàn kiểm tra liên ngành sẽ kiểm tra đột xuất tất cả cơ sở bếp ăn tập thể, căn tin, dịch vụ ăn uống trong trường học trên địa bàn TP.Thủ Đức; cơ sở cung cấp suất ăn trong trường học; các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh các nguyên liệu, phụ gia, bao bì… được sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trên địa bàn; các cơ sở không đảm bảo an toàn thực phẩm được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay; cơ sở có đơn phản ánh, khiếu nại về an toàn thực phẩm.

Các buổi kiểm tra đột xuất trên được thực hiện trong tháng cao điểm từ ngày 1 - 30.11. Đặc biệt, đoàn liên ngành sẽ kiểm tra đột xuất không báo trước đơn vị được kiểm tra. Sau thời gian nêu trên sẽ tiếp tục thực hiện theo các kế hoạch kiểm tra liên ngành, chuyên ngành đã được ban hành và tham mưu bổ sung các kế hoạch phù hợp với từng thời điểm.

Các nội dung kiểm tra cơ sở cung cấp suất ăn, bếp ăn tập thể, căn tin, dịch vụ ăn uống trong trường học trên địa bàn TP.Thủ Đức, gồm: quy trình chế biến thực phẩm; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với những cơ sở thuộc diện phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm); hợp đồng mua bán, hóa đơn chứng từ mua vào, hồ sơ công bố/tự công bố sản phẩm, giấy tờ liên quan nguyên liệu, thực phẩm, phụ gia thực phẩm…

Đáng chú ý, đoàn cũng kiểm tra chất lượng dinh dưỡng bữa ăn, kiểm nghiệm nước sử dụng trong chế biến; sổ thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước và công tác lưu mẫu.

HIỆU TRƯỞNG ĂN CƠM BÁN TRÚ ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG

Nhiều đơn vị đặt suất ăn bán trú từ công ty cung cấp cho học sinh có những cách khoa học trong kiểm tra, giám sát đơn vị cung cấp suất ăn.

Cần có các cuộc kiểm tra đột xuất - Ảnh 2.

Đoàn của Trường tiểu học Nguyễn Trường Tộ, Q.4, TP.HCM cùng ban đại diện cha mẹ học sinh kiểm tra đơn vị cung cấp suất ăn bán trú

NHÀ TRƯỜNG CUNG CẤP

Như tại Trường tiểu học Nguyễn Trường Tộ, Q.4, TP.HCM, ông Phan Anh Tuấn, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết đoàn kiểm tra của nhà trường có đại diện trường, nhân viên y tế, ban đại diện cha mẹ học sinh có kiểm tra định kỳ, đột xuất công ty cung cấp suất ăn. Khi đột xuất, đoàn sẽ gọi điện rồi 30 phút sau có mặt ở công ty để kiểm tra. Đoàn đặc biệt chú ý tới nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, biên lai, giấy tờ… "Kiểm tra xong ở công ty, đại diện phụ huynh cũng trở về trường, ăn thử phần ăn của các em được cung cấp tới. Phụ huynh lấy ngẫu nhiên một khay cơm được mang tới, đánh giá chất lượng như thế nào", ông Tuấn cho biết.

Đồng thời, theo ông Tuấn, mỗi ngày, lúc 10 giờ, hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng phụ trách bán trú sẽ ăn thử đồ ăn trước khi các học sinh ăn và có nhận xét. Nhân viên y tế thực hiện kiểm tra 3 bước và lưu mẫu.

Tại Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP.HCM, hằng năm, ngoài các đợt kiểm tra định kỳ đơn vị cung cấp suất ăn, ban giám hiệu nhà trường, ban đại diện cha mẹ còn những buổi kiểm tra đột xuất. Mỗi ngày, tại trường luôn có 2 người luôn ăn suất cơm bán trú của học sinh. Một là nhân viên y tế, phải ăn trước học sinh 30 phút để kiểm tra bữa ăn có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không, màu mùi như thế nào. Sau đó là cô hiệu trưởng, ăn sau khi học sinh đã ăn xong để đánh giá chất lượng bữa ăn ra sao.

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỮA ĂN CHO HỌC SINH

Trao đổi với PV Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó trưởng phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức, cho biết tới ngày 30.10, có 6 trường học trên địa bàn TP.Thủ Đức tạm ngưng tổ chức ăn bán trú cho tới khi tìm được đơn vị cung cấp suất ăn mới.

Nỗi lo bữa ăn bán trú: Cần có các cuộc kiểm tra đột xuất - Ảnh 3.

Phụ huynh ăn cơm trưa bán trú cùng con trong buổi "Open house" tại Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Q.1 (TP.HCM), một cách giúp phụ huynh giám sát bữa ăn học đường

HUYỀN TRÂN

Bà Hiền cho hay Phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức đang đồng hành cùng các trường và đại diện cha mẹ học sinh, cùng tìm hiểu hồ sơ, đánh giá thực tế năng lực của các công ty cung cấp suất ăn để tìm được đối tác uy tín, đảm bảo cung cấp suất ăn an toàn cho học sinh, để học sinh yên tâm học tập, phụ huynh yên tâm làm việc.

Đồng thời, bà Hiền cho biết Phòng GD-ĐT cũng sẽ thường xuyên nắm bắt thông tin, có những lưu ý, nâng cao chất lượng bữa ăn của các học sinh. Phòng sẽ cùng đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường giám sát, kiểm tra tới tất cả công ty cung cấp suất ăn bán trú, bếp ăn, căn tin, dịch vụ ăn uống trong trường học. Phòng GD-ĐT có công văn gửi tới tất cả trường học, các công ty cung cấp suất ăn, căn tin… để các đơn vị tuân thủ pháp luật, nâng cao trách nhiệm trong cung cấp thực phẩm, suất ăn cho nhà trường trong địa bàn. 

Thêm nhiều hơn những "Open house"

Hai tuần qua, nhiều trường học tại TP.HCM như Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Q.1; Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1… thực hiện ngày hội "Open house", có trường còn tổ chức tuần lễ "Open house". Nhà trường viết thư mời phụ huynh, mở cửa trường đón cha mẹ vào tham gia tiết học của con và thăm nhà bếp (ở trường có bếp ăn tại chỗ), quan sát quy trình tiếp nhận cơm từ công ty cung cấp suất ăn (nếu trường đặt suất ăn từ công ty cung cấp thực phẩm), quan sát cách tổ chức giờ ăn và ăn thử cơm bán trú ở trường cùng với con... Cách làm này được nhiều phụ huynh đánh giá cao về sự minh bạch của nhà trường, mong muốn nhân rộng mô hình này tới nhiều trường hơn nữa.

Anh Võ Mạnh Hiền, phụ huynh học sinh lớp 1, Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, nói: "Khi nhà trường mời phụ huynh tới trường học cùng con, ăn cùng con, cho thấy nhà trường rất quan tâm tới suy nghĩ, ý kiến của phụ huynh, vì thời gian qua nhiều người lo âu về cơm bán trú ở trường. Khi nhà trường chủ động mời phụ huynh đến, cũng khẳng định nhà trường có trách nhiệm, rất công khai, rõ ràng, minh bạch trong tổ chức bữa ăn và các hoạt động giáo dục tại trường tới phụ huynh, điều này khiến mọi người yên tâm".

Chấn chỉnh an toàn thực phẩm trong trường học

Chiều qua 30.10, UBND TP.Thủ Đức (TP.HCM) ban hành công văn chấn chỉnh an toàn thực phẩm trong trường học, đề nghị Phòng GD-ĐT và các ngành liên quan khẩn trương thực hiện, nhằm tăng cường đảm bảo sức khỏe cho các học sinh, trước vấn đề báo chí phản ánh nỗi lo lắng của phụ huynh về suất ăn bán trú của con ở trường.

UBND TP.Thủ Đức đề nghị Phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức khẩn trương chỉ đạo các trường có bếp ăn tập thể và căn tin chủ động thường xuyên tự kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại trường, thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm. Chỉ đạo các trường trong diện quản lý phối hợp tốt với các đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm, thực hiện nghiêm hướng dẫn của các đoàn kiểm tra. Đồng thời, Phòng GD-ĐT phải báo cáo kết quả đảm bảo an toàn thực phẩm tại trường học trên địa bàn về cho thường trực UBND TP.Thủ Đức và Sở GD-ĐT theo quy định.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap